Sau thành công của Spider-Man 2, một thập kỷ tiếp theo là quãng thời gian tương đối lúng túng của dòng game nói về gã siêu anh hùng thích nhả tơ.
Nói thất bại thì chẳng khác nào nhổ toẹt vào những điều tuyệt vời mà Treyarch đã thực hiện trong Ultimate Spider-Man (2005). Một câu chuyện thú vị được chuyển thể hoàn hảo từ tập truyện tranh gốc được yêu thích nhất do Rian Michael Bendis chấp bút kịch bản. Một tựa game siêu anh hùng sử dụng nền tảng đồ họa cel-shading tuy không bắt mắt nhưng lại hợp rơ với phong cách của gã Nhện một cách kỳ cục, khiến người ta không thể nào soi mói được. Thậm chí Ultimate Spider-Man đã làm tốt công việc của nó đến mức khơi mào cả một trào lưu mang tên chuyển thể từ kịch bản gốc kết hợp đồ họa cel-shading rất thịnh hành vào lúc đó.

Ultimate Spider-Man (2005)
Thế nhưng từ thời điểm đó đến mãi về sau, cho đến cái ngày mà Marvel Spider-Man do Insomniac Games sản xuất chính thức ra mắt. Lịch sử phát triển của dòng game Người Nhện là những khoảng lặng tăm tối dài đăng đẳng, nếu có một nốt nhạc bất ngờ vang lên thì thanh âm ấy cũng vô cùng gượng gạo, cùng quẫn để rồi nhanh chóng lặng đi mà không để lại cho người ta bất cứ ấn tượng tích cực nào. Thậm chí đôi lúc, việc nhận vai cameo của gã Người Nhện trong các trò chơi khác điển hình như Marvel Ultimate Alliance (2006) lại khiến cộng đồng fan hâm mộ trung thành cảm thấy phẫn nộ.
Đơn giản bởi vì những trò chơi này không hề sở hữu chút tinh túy nào mà Neversoft lẫn Treyarch đã tốn bao công sức gầy dựng. Những sản phẩm này hoàn toàn không có tư cách được xếp vào dòng game “Người Nhện” và đa phần chúng chỉ là những tựa game hời hợt cố gắng mượn danh Spider-Man để thu hút sự chú ý của cộng đồng game thủ.

Khác với sự lụi tàn của thời đại 2D khi công nghệ 3D chính thức trình làng, kỷ nguyên HD bắt đầu từ những năm 2008 – 2009 không chỉ không ảnh hưởng chút nào mà còn khiến cho hình ảnh 3D bước vào giai đoạn hoàng kim và hớp hồn luôn toàn thể fan hâm mộ trên toàn thế giới. Từ phim ảnh cho đến âm nhạc, không nơi nào thoát khỏi bàn tay ma quỷ của thứ công nghệ hết sức tân thời này và lần lượt là sự ra đời của PlayStation 3 và Xbox 360 những cỗ máy có khả năng xử lý đồ họa cao cũng như cung cấp cho game thủ những khung hình HD chất lượng nhất (vào thời điểm chúng ra mắt) lần lượt ra đời. Có bột ắt gột nên hồ, dĩ nhiên thế giới game nói chung hay thương hiệu Spider-Man nói riêng cũng không thể nằm ngoài vùng phủ sóng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ hình ảnh.
Những tay to trong ngành như Beenox, Shaba Games và cả Treyarch nữa, sau gần một thập niên không thể vực dậy được danh tiếng của gã siêu anh hùng số nhọ, đã phải nghiêm túc suy nghĩ xem nên tiếp cận người chơi và kể lại câu chuyện như thế nào để lấy lại những vinh quang của ngày xưa. Hầu hết bọn họ đều đồng ý với việc sau nhiều năm sáng tạo có lẽ đã đến lúc quay về với những kịch bản nguyên gốc và hãy làm ra một sản phẩm với tiêu chí nâng tầm nguyên bản truyện tranh hơn là cố gắng chế biến nó thành một đống lộn xộn.
Về cơ bản đó là một nhận thức đúng đắn thế nhưng khi triển khai thực tế, không phải ai cũng giữ vững được cái đầu lạnh cùng nguyện tắc định ra từ ban đầu. Đó là một câu chuyện dài và phức tạp nhưng hãy hình dung đơn giản thế này, nếu cố gắng tái tạo một thế giới mở như kiểu mà Treyarch ưa thích sau đó lại đưa vào hàng tấn nội dung theo kiểu một bộ phim điện ảnh thường xảy ra, cùng với những lựa chọn của người chơi, đối thoại phân nhánh và nhiều kết thúc khác nhau. Rất khó để tạo ra sự hấp dẫn cho một một tựa game có nội dung to lớn như vậy vào thời điểm ấy và hầu hết nỗ lực của các nhà sản xuất đều không mang lại kết quả như mong đợi.

Spider-Man: Web of Shadows (2008)
Trong số những trò chơi ra mắt trong giải đoạn này, Spider-Man: Web of Shadows (2008) là tựa game duy nhất sở hữu lối chơi mở cũng như mang lại cho người chơi những trải nghiệm hài lòng nhất, bất chấp việc cốt truyện chính của game có phần bạo lực thái quá cũng như hơi bị thiếu tính nhân văn nếu xét trên tổng thể chung trong lịch sử dòng game Người Nhện. Ngoài gương mặt quen thuộc Treyarch, hai sản phẩm của Beenox là Shattered Dimensions (2010) và Edge of Time (2011) nhìn chung cũng rất đáng khích lệ trong bối cảnh người người làm nhện nhà nhà làm siêu anh hùng nhưng lại chẳng được mấy tác phẩm ra hồn.
Thế nhưng Beenox lại không giữ được phong độ trong hai tựa game ăn theo phim Amazing Spider-Man (2012) và The Amazing Spider-Man (2014). Một phần nào đó bởi hai tập phim do Andrew Garfield thủ vai chính không thực sự quá xuất sắc thế nhưng chủ yếu vẫn là do nhà sản xuất tự mình đánh mất phong độ sau thành công của sản phẩm đầu tiên. Ấy mới thấy được sự tỉnh táo của Treyarch hồi những năm đầu thế kỷ đáng quý như thế nào, tiếc là giờ đây họ lại kết duyên với dòng game bắn súng Call of Duty: Black Ops mất rồi.
Sau hai thất bại liên tục của Beenox, nhiều game thủ cho rằng dòng game này rất cần một ít nguyên liệu cùng đầu bếp mới để có thể nấu ra một thứ gì đó thật sự thú vị. Cùng với sự trỗi dậy của các siêu anh hùng bên DC mà tiêu biểu là Arkham Trilogy do Rocksteady sản xuất, một khuôn mẫu vững chắc cho việc dung hòa giữa sự hư cấu của truyện tranh và những gì xảy ra ngoài thực tế đã bắt đầu được định hình. Để kết thúc một cột mốc đường lịch sử, dĩ nhiên cần một tác phẩm đủ xứng đáng để đi vào lịch sử và Marvel Spider-Man của Insomniac có lẽ xứng đáng đảm nhận vị trí đó với những thay đổi thú vị trong lối chơi lẫn nhiều cải tiến đáng kể trong đồ họa. Cuối cùng thì thành phố New York của vũ trụ Marvel vẫn luôn cần một siêu anh hùng để người ta có thể yêu mến đúng không?
Lịch sử phát triển của dòng game Người Nhện qua lời kể – Phần cuối
– Nguồn: MOTGAME.VN
🌟 THƯỞNG NGAY HAI TRIỆU ĐỒNG CHO THÀNH VIÊN MỚI 🌟
Hãy đăng ký thành viên và thực hiện giao dịch gửi tiền đầu tiên ngay hôm nay tại FB88.Com để nhận 100% Thưởng Chào Mừng, lên đến Hai Triệu Đồng!

